Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giúp con phòng tránh những căn bệnh học đường

Những căn bệnh học đường hiện nay ngày càng trở nên phổ biến với học sinh hiện nay. Bệnh không chỉ do sự thiếu hiểu biết của trẻ mà còn do cha mẹ chưa nhận thức rõ được những căn bệnh này

Giúp con phòng tránh những căn bệnh học đường

Những căn bệnh học đường thường gặp

1. Bệnh về tật khúc xạ

Tật khúc xạ bao gồm cận thị, loạn thị, viễn thị,... trong đó, cận thị và loạn thị là những bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi học đường.

Cận thị, loạn thị gây cho trẻ nhiều vấn đề như:

  • Khiến trẻ gặp khó khăn trong việc quan sát mọi thứ xung quanh, ảnh hưởng đến kết quả học tập, việc giao tiếp với mọi người.
  • Việc đeo kính không chỉ khiến trẻ cảm thấy vướng víu, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến đôi mắt trở nên dại hơn bình thường.
  • Việc hoạt động thể thao, tham gia giao thông khó khăn và nguy hiểm hơn bình thường.

2. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là các đốt sống của trẻ bị cong hẳn sang một bên hoặc xoay phức tạp, các đốt sống trở nên gồ ghề.

Trẻ bị cong vẹo cột sống thường có dáng ngồi và đi đứng không thẳng, thường bị lệch người.

Bệnh ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập, khả năng phát triển chiều cao. Ngoài ra, bệnh nếu không được điều trị còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và và cơ hội nghề nghiệp sau này.

Nguyên nhân gây ra bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ là do tư thế ngồi học, viết bài sai tư thế; đeo ba lô, cặp sách quá nặng, bàn ghế có kích thước, chiều cao không phù hợp.

3. Rối loạn tâm thần

Áp lực học tập ngày càng lớn hay những xung đột trong gia đình khiến trẻ trở nên căng thẳng, sang chấn tâm lý. Nếu áp lực, căng thẳng kéo dài, trẻ có thể cảm thấy stress, trầm cảm, thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực.

Rối loạn tâm thần gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống như: trẻ trở nên tự kỷ hoặc tăng động, rối loạn ứng xử, có hành vi làm hại người khác hoặc làm hại chính mình, không thể tiếp tục học tập,...

4. Bệnh béo phì

Ít vận động, ăn thừa chất hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ít chất xơ khiến trẻ dễ bị thừa cân, béo phì.

Hiện tượng béo phì không chỉ khiến trẻ có ngoại hình quá khổ, bị bạn bè trêu trọc mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,...

Làm sao để phòng tránh các căn bệnh học đường?

Các căn bệnh học đường đều có ảnh hưởng xấu đến trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. Do đó, cha mẹ cần can thiệp sớm, giúp trẻ phòng tránh các căn bệnh học đường bằng cách:

  • Chú ý rèn cho trẻ tư thế ngồi học, xem tivi đúng và có khoảng cách phù hợp.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao và vui chơi ngoài trời.
  • Thiết kế phòng học đủ ánh sáng, bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ.
  • Không gây áp lực quá lớn, không đòi hỏi quá cao về trẻ trong học tập và cuộc sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Một khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cho con tới gặp bác sĩ để kịp thời điều trị. Bệnh càng để lâu càng khó chữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Các bậc cha mẹ dù có bận đến đâu cũng nên dành chút thời gian hàng ngày để quan tâm đến đời sống sinh hoạt, chế độ ăn uống của con. Đôi khi chỉ vì chủ quan, lơ là mà cha mẹ có thể phải hối hận suốt đời.

 

D

Tác giả: D

Danh mục

Tin tức nổi bật

Tin liên quan